Hướng dẫn đi du lịch suối cá thần Cẩm Lương, Thanh Hóa

16. Suối Cá Thần Cẩm Lương

Nhắc đến du lịch mảnh đất Thanh Hóa, có tour Sầm Sơn là một hành trình, điểm đến nổi tiếng vào mỗi dịp hè đến với du khách. Nhưng tại mảnh đất sản sinh ra nhiều vị vua nhất Việt Nam. Không chỉ nổi tiểng với bãi biển Sầm Sơn lộng gió và dòng sông Mã anh hùng.  Thiên nhiên còn đã ban tặng cho nơi đây một dòng suối ngọc với hàng nghìn con cá đủ màu sắc, kích cỡ khác nhau và có tên là “ Suối Cá Thần”. Hãy cùng tìm hiểu địa điểm này ở đâu và có thể kết hợp được với chuyến du lịch Sầm Sơn không nhé.

Xem thêm: > Minh Châu Quan Lạn

  1. Suối cá thần ở đâu?

Suối cá thần tọa lạc tại địa phận Cẩm Lương thuộc làng Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, cách thành phố biển Sầm Sơn 90km. Để đến suối cá, bạn có thể đi trên quốc lộ 217, nối từ đò Lên, cạnh quốc lộ 1A, hoặc đi theo đường Hồ Chí Minh, đến thị trấn Cẩm Thủy rồi rẽ lên quốc lộ 217. Một hành trình du lịch suối cá thần với Sầm Sơn cũng được nhiều du khách yêu thích lựa chọn.

  1. Một số điểm đặc biệt của suối cá thần Cẩm Lương:

Đến với suối cá thần, có lẽ điều đầu tiên du khách sẽ ấn tượng đó là hàng ngàn con cá chen chúc nhau bơi lội trong không gian hẹp chỉ vừng rộng vài mét. Cá có đến hàng chục loại các nhau, màu sắc đa dạng và thậm chí có cả những con cá chỉ vài kilogam đến hàng chục kilogam và cá chúa nặng đến 30kg. Điều đặc biệt là tuy nhiều cá vậy nhưng lại không có mùi tanh, nước lại rất trong.

Theo các nhà khoa học, cá ở đây thuộc loài cá dốc, cá chài, cá mại… nhưng với người dân thì họ gọi đàn cá bằng cái tên giản dị “cá thần” và bảo vệ, gìn giữ những loài cá này như một niềm tin tưởng vào sức mạnh siêu nhiên. Mỗi khi ra suối vo gạo, rửa rau, người dân đều thả cho đàn cá ít thức ăn. Truyền thuyết kể rằng: điều bất hạnh sẽ xảy đến với ai làm hại một con cá, vì vậy không ai bắt mà cá vẫn sống và trở nên linh thiêng. Hàng trăm năm nay chưa người dân nào chứng kiến một con cá nào chết và dường như chúng ngày một đông.

Không chỉ được người dân che trở, bảo vệ mà tại đây còn có một ngôi đền Rắn rất linh thiêng. Sự tích được truyền lại rằng : ngày xưa có hai vợ chồng nghèo khó, nhà ở gần bờ suối không xa, không có công việc làm, chỉ hàng ngày ra đồng làm nương và xúc cá ở đồng để trang trải sống qua ngày, một hôm hai vợ chồng nhặt được hai quả trứng trên bờ khi đang xúc cá tại một bờ mương nhỏ ngoài đồng, hai quả trứng to chừng như quả trứng gà, nghĩ rằng đây là trứng gà liền mang về cho gà ấp ra con rồi nuôi. Sau một thời gian hai quả trứng lại nở thành hai con rắn, thấy điều lạ vì rất giống với quả trứng gà lại nở ra hai con rắng. Hai vợ chồng quyết định mang hai con rắn lên núi để thả. Ngay đêm hôm đó, có người đến bờ suối đánh cá thì rắn kéo về rất nhiều để bảo vệ đàn cá, hoảng sợ với điều này, dân làng kéo ra xem và vào những ngày mùng 1, tại bờ suốt lại xuất hiện rắn. Kể từ ngày đó thì dân lập đền thờ rắn, mong rằng rắn sẽ bảo vệ đàn cá và mang lại may mắn cho dân làng.

Ngoài ra, bên tả ngạn suối cá thần còn có đền Ngọc được xây dựng từ thế kỉ XI, có động Cây Đăng với nhiều nhũ tự nhiên, và hệ thống rừng nguyên sinh với các loại động thực vật nhiệt đới thuộc dãy núi đá Pù Luông – Cúc Phương, là nơi cư trú duy nhất của loài Voọc mông trắng , một trong những loài linh trưởng quý giá nhất thế giới.

Xem thêm: > tour Hải Tiến – Thanh Hóa

Ngoài những điều bí ẩn về suối cá thần, tại đây có đồng bào sinh sống của dân tộc Mường tạo nên nét văn hóa dân tộc đặc sắc hơn trong khu du lịch sinh thái này. Người dân Mường ở đây vẫn luôn giữ được nếp sống sinh hoạt truyền thống của mình như: dệt thổ cẩm, uống rượu cần, múa Pồn Pồng…. từ ngày suối cá có khách du lịch đến tham quan, người dân của vùng dân tộc Mường vốn quen những công việc đồng áng làm nông thì bây giờ họ đã biết vận dụng được lợi thế để kinh doanh, phát triển kinh tế. Họ sẽ bán những đồ vật lưu niệm, đặc sản dân tộc vùng miền như cơm lam, rượu cần… hay cả các bộ quần áo thổ cẩm chính tay họ làm ra.